Di tích Hưng Nghĩa, Hưng Nguyên

Một phần của Rú Thành thuộc địa bàn xã Hưng Nghĩa, là một ngọn núi đẹp và thơ mộng. Nơi đây là vùng đất đã xảy ra nhiều trận đánh giải phóng thành Nghệ An của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trên núi vẫn còn thành được xây bằng đá ong khá đẹp, có ngôi mộ cổ của cụ Trần Dĩnh Xuyên từ thế kỷ 17 là cụ tổ của họ Trần ở xã Hưng Nghĩa.

Trước đây Hưng Nghĩa có rất nhiều đình, đền, miếu mạo rất linh thiêng. Tuy nhiên sau cải cách ruộng đất và chiến tranh tàn phá nên hầu như không còn dấu vết. Hiện nay đã khôi phục lại Đền Đức Ông thuộc xóm 1,2 và Nhà thời họ Nguyễn đại tôn thuộc xóm 2, hai di tích này được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An là công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Riêng về đền thành hoàng làng Thôn cầu thuộc 2 xóm 6, 7 đã được khôi phục ngay trên diện tích ngôi đền xưa, đây là ngôi đền linh thiêng được đánh giá là bậc nhất trong xã trước đây.Nếu nắng hạn lâu ngày lập đàn tại đèn cầu mưa mưa sẽ đến... Tục truyền trước đây ai đi qua đền cũng phải cởi mũ, nón và cúi chào. Nếu ai đi qua mà xấc láo sẽ bị đau bụng ngay. Tuy nhiên do điều kiện của đất nước trước đây ngôi đền phải tháo dỡ để làm trụ sở UBND xã (Nay chuyển làm nhà văn hóa xóm 4), nên các đồ dùng, sắc phong không còn nữa, mặc dầu cơ sở vật chất đã được tôn tạo, nhân dân đến hành lễ rất đông, nhưng rất khó khăn để thẩm định công nhận di tích. Ngoài ra hiện nay tại làng đức hậu (xóm 5) nhân dân đã khôi phục ngôi Đền chùa tại khu vực giếng chùa trước đây. Sở dĩ xóm gọi tên là đền chùa vì xóm đã rước cả sắc phong của đền rú voi kết hợp sắc phong của chùa Đức Hậu cùng thờ trong cùng một ngôi nhà,trong một địa điểm là giếng chùa. Đền rú voi trước đây rất linh thiêng, tục truyền rằng trước đây một nhà vua dẫn quân đi qua làng không may voi của nhà vua bị mắc lầy. Mặc dầu đã được nhân dân và quân lính bằng mọi cách để giải cứu voi, tuy nhiên càng giúp voi càng lầy. Được nhân dân mách bảo nhà vua đến ngôi đền gần đó thắp hương cầu khấn, lạ kỳ trong lúc nhân dân và quân lính mệt nhừ đang ngồi nghỉ thì chú voi đột nhiên vươn đứng lên và thoát lầy như có sức mạnh siêu nhiên nâng đỡ. Trước sự linh thiêng đó nhà vua khâm phục và đặt tên ngôi đền đó là đền rú voi và ban tặng nhiều sắc phong đến nay còn lưu trữ. Ngôi đền chùa này sau khi tôn tạo cũng chưa được thẩm định để công nhận di tích.